Friday, November 22, 2013

I-Hay - Dioxin và hậu quả của Dioxin tại Việt Nam

Chiến tranh kết thúc đã hơn 30 năm song hậu quả của nó vẫn còn mãi. Chỉ có những dân tộc đã từng phải trải qua đau thương mất mát của chiến tranh mới hiểu được điều đó. Trong những năm 60 -70 quân Mỹ đã rải hàng nghìn tấn chất độc màu da cam – chất độc thuôc nhóm 1 – nguy hiểm nhất xuống Việt Nam nhằm tìm ra các căn cứ bí mật quả Quân đội Việt Nam. Thành phần chính của nhóm chất độc này là đioxin.

Đioxin là tên gọi của một nhóm hợp chất hữu cơ của clo và chúng có cấu trúc đặc biệt. Cả thảy có khoảng 80 loại khác nhau. Đây là loại chất độc thuộc loại độc hại nhất, nó gấp khoản 67 nghìn lần xianua kali. Tác hại của nó với cơ thể con người có thể ví với virut HIV và gây ra các bệnh về ung thư cho con người.

Trong suốt cuộc chiến quân Mỹ đã rải xuống Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc màu da cam... 45 triệu lít được bí mật trải xuống miền Nam, gần biên giới giáp với Campuchia. Chất độc này đã biến vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thành các vùng đất chết

Hiện nay có khoảng 4,8 triệu người nhiễm chất độc màu da cam, trong số đó 3 triệu người trực tiếp bị ảnh hưởng của chất độc này. Con số những người tật nguyền do ảnh hưởng từ ông bà, bố mẹ còn cao hơn nữa. Cuối những năm 90 những nhà nghiên cứu người Canada đã lấy các mẫu đất, nước, sinh vật và thậm chí cả các bào thai bị ảnh hưởng để nghiên cứu…

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ở các vùng bị nhiễm độc tỉ lệ đioxin trong đất vượt quá mức độ cho phép 13 lần, trong các tế bào cơ thể người – khoảng 20 lần.Các nhà khoa học Nhật so sánh các vùng nhiễm độc và không bị nhiễm, đã rút ra kết luận ở các vùng nhiễm độc tỉ lệ trẻ em sinh ra bị nguy cơ mắc chứng hở hàm ếch cao gấp 3 lần so với các vùng khác…

Đến năm 1971 Mỹ ngừng việc rải các chất độc xuống Việt Nam do gặp phải sự chống đối của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên chúng đã kịp thực hiện khoảng 6000 chuyến bay rải chất độc.Nguyễn Trọng Ngân, đại diện cho các nạn nhân chất độc màu da cam, chủ tịch của hội chữ thập đỏ Việt nam đã nói rằng việc rải chất độc hóa học xuống Việt nam thực sự là tội ác.“Chúng tôi gắng hết sức có thể để giúp đỡ những nạn nhân của chất độc này, những người còn mang trong mình chất độc màu da cam, tuy nhiên khả năng của chúng tôi là có giới hạn” – ông nói.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1VH5YjKvFiDgMCjNjrg2iOzpNvQzDcqDOlTbTCfZjozCo_schtccK0UZ2ZcEGCeAw4vNlWZsscXxGNwMfqRgzlrEVv7zCsUg_GVs2vAgiOgGPdfbU5eHBNQQlRufIDXaNtum4TBF2_OIL/s720/8.jpg

Năm 2004 những nạn nhân của chất độc này đã đưa công ty sản xuất chất độc này ra tòa án Mỹ. Nguyên đơn thêm vào rằng ảnh hưởng của chất độc này không chỉ phá hoại sức khỏe của con người mà còn cả hệ sinh thái.

Năm 2005 tòa án tối cao đã bác bỏ với lý do trong thời gian sử dụng chất độc này không hề vi phạm các công ước Quốc tế. (!!!????)

“Không có một cơ sở pháp lý nào trong bộ luật của một đất nước nào trên thế giới hoặc trong một lĩnh vực Quốc tế nào để có thể thực hiện các yêu sách của phía nguyên đơn” – trích trong bản kết luận 233 trang của Tòa án. (Bọn củ chuối).“Những người bị bệnh sau khi rải chất độc không đủ để chứng minh rằng chính việc rải chất độc là nguyên nhân gây bệnh” – trích trong kết luận. (Bọn mù, mới có 2 cái tháp đôi bị sập đã kêu oai oái. Cả dân tộc bị nó gây tổn hại thì nó chối thẳng thừng. Viết đến đây mà tức quá)

Một sự kiện khác, năm 1984 các cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam đã đưa công ty này ra tòa do bị ảnh hưởng của chất độc này, và họ đã được đền bù 180 triệu đô.Quan hệ Việt Mỹ bình thường hóa 10 năm trước song năm 2004 dự án Việt Mỹ nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng chất độc màu da cam đã bị đóng lại.

Người Mỹ đã tìm ra ngân sách để làm sạch các bãi mìn còn sót lại tại Việt Nam. “Họ cũng phải làm như vậy với việc sử dụng chất độc màu da cam” – ông Nguyễn Trọng Ngân nói.“Vấn đề này không tự biến mất – nó làm ảnh hưởng đến một số lượng lớn người Việt nam …" Cùng xem I-Hay Dioxin để biết xem chi tiết nhá!!!

0 comments:

Post a Comment

 
quảng cáo lớn
Home | Nhà đẹp | Trần Thạc Cao | Đá Granic | Sơn nhà| Rao Vặt | Bất Động Sản| ô tô | Thi công | ATLĐ | Feed | Youtube | Facebook | Twitter | Google+ | Login | Register |